Cuộc sống của cha mẹ ảnh hưởng đến bé ngay từ trong bào thai

Mục lục
Kể chuyện từ các lần hồi quy tiền kiếp mà Nhi đã làm cho thấy cha mẹ ảnh hưởng đến bé ngay từ trong bào thai như thế nào…

 

CÂU CHUYỆN QUY HỒI TIỀN KIẾP THỨ NHẤT:
Bạn đến tìm Nhi với chia sẻ rằng bạn luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn dù cuộc sống của bạn rất ổn. Bạn đã sống với cảm giác bứt rứt đó từ khi còn rất nhỏ, kéo dài hơn 35 năm, khiến cho bạn có khi ngủ ngon, có khi ngủ chập chờn. Đôi khi bạn nằm mơ thấy những hình ảnh rất lạ như là: thấy căn phòng trong đêm tối mà căn phòng này bạn chưa từng đến, có những tiếng la hét đau đớn, v.v
.
Sau khi phỏng vấn ban đầu thì Nhi đề nghị bạn hãy làm hồi quy tiền kiếp. Trong đó có phần quy hồi về giai đoạn bào thai. Bạn rất nhạy, vừa dẫn dắt tới không gian trong bào thai thì bạn đã ngay lập tức thấy hình ảnh mẹ của mình ngồi rất cô đơn trong phòng. Mẹ rất buồn, lo lắng. Khi hỏi bạn có cảm nhận thấy cha không thì bạn không cảm thấy có bất kỳ mối liên hệ nào với cha cả.
.
Xuyên suốt 9 tháng trong bào thai thì toàn bộ cảm xúc mà bạn nhận được từ mẹ chỉ là sự đau đớn, lo lắng. Rồi đột ngột bạn nói “Hình như ba ngoại tình. Em thấy mẹ la hét dữ lắm. Em chỉ muốn ở mãi trong bụng, em không muốn ra ngoài”. Rồi bạn khóc, nước mắt tuôn như mưa. Lúc làm hồi quy, năng lượng của Nhi và thân chủ có sự liên kết. Lúc bạn khóc, trời hỡi tim mình thắt lại, mình cũng không thể mở mắt lên được.
.
Sau khi kết thúc ca hồi quy, cả 2 người gần như rã rời. Nhưng bạn nói, cảm giác như được giải phóng. Khi về nhà hỏi lại mẹ thì mẹ nói đúng là lúc có bầu thì ba bạn quen 1 người khác. Nhưng sau đó mẹ tha thứ và cả gia đình không ai nhắc lại chuyện này nữa. Cả ba và mẹ đều chăm sóc thương yêu bạn chứ không bỏ rơi.
.
Về sau, bạn có cập nhật với Nhi là sự bồn chồn cô đơn không lý do đã hết hẳn. Những lo lắng hiện có đến từ nguyên nhân khác của cuộc sống.
.
Hồi quy tiền kiếp giúp nhận ra tác động tiêu cực của cha mẹ lên con ở giai đoạn bào thai

 

CÂU CHUYỆN HỒI QUY TIỀN KIẾP THỨ HAI:
.
Bạn này là bạn của thân chủ trong câu chuyện ở trên. Ba mẹ đã ly dị từ khi bạn 4 tuổi, và bạn ở với mẹ. Bạn có nỗi sợ rất lớn là sợ bị đánh đập, sợ bạo lực. Mẹ có kể là khi vẫn còn ở với ba thì thỉnh thoảng ba có nạt và cũng có đánh bạn. Tuy nhiên sau khi ly dị, bạn không gặp ba thường xuyên nữa và sau đó cũng không bị ai đánh đập bắt nạt. Bạn đã chia tay nhiều mối tình vì chỉ cần người yêu giận lên to tiếng một chút là bạn đã cực kỳ hoảng sợ và chấn động.
.
Khi hồi quy về bào thai, bạn thấy hình ảnh mẹ bị đánh, bị mắng chửi. Bản thân mẹ cũng rất sợ những âm thanh lớn và thường xuyên giật mìnnh, khó chịu hoặc chấn động. Đứa bé nằm bên trong bụng cũng giật mình theo những gì xảy ra bên ngoài. Bao trùm cả khoảng thời gian trong bào thai đó là cảm giác bất an sợ hãi, không hề cảm nhận được tình thương hay hy vọng.
.
Một thời gian sau, nỗi sợ bị đánh đập bạo lực của bạn giảm đi khoảng 60%. Cụ thể là khi phải đối diện với cãi nhau mà có lớn tiếng trong đấy thì bạn bình tĩnh hơn, bớt kích động.

Đọc thêm về hồi quy tiền kiếp tại đây

Bạn biết đấy, năng lượng thì luôn luôn luân chuyển. Bạn chỉ cần ngồi cạnh hoặc làm việc với một người tràn đầy năng lượng tiêu cực thì bạn cũng đã bị ảnh hưởng rồi, huống chi là với một con người gắn liền với thân thể của bạn trong suốt hơn 9 tháng. Cho nên sức khoẻ kể cả tâm lý lẫn thân thể của mẹ cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai. Nói cách khác thì đó chính là hành trang đầu tiên mà cha mẹ trao cho con chứ không phải chờ đến lúc bé ra đời thì mới bắt đầu có chịu tác động từ cha mẹ.
.
Nhi viết bài này nhân ngày gia đình Việt Nam. Bởi vậy nên 2 thông điệp chính của Nhi trong bài này là:
1 – Hãy quan hệ tình dục và quyết định có con một cách có trách nhiệm, chín chắn.
2 – Vấn đề nào cũng có giải pháp. Nếu bạn không tin vào linh hồn, không tin vào năng lượng thì áp dụng các giải pháp khoa học. Ngược lại, nếu nhìn vào tổn thương dưới góc độ năng lượng (tâm linh) thì có thể cân nhắc sử dụng các giải pháp giúp giải phóng các năng lượng đi kèm với ký ức bị tổn thương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *