Viet Nhi Health Coach logo

Cách nào để quản lý cảm xúc giúp bạn “bình an” khi sếp bạn nóng tính như Trương Phi?

Mục lục

Có lẽ Nhi may mắn hơn nhiều bạn vì Nhi chưa từng làm việc với sếp nóng tính, nhưng Nhi có thể hiểu được áp lực của các bạn – đặc biệt là những bạn trẻ vừa mới đi làm mà gặp sếp là người nóng tính. Mỗi thế hệ đều có những định hướng và gặp những câu chuyện đi làm khác nhau.

Thế hệ của Nhi – các bạn 8x đi làm chỉ mong có được công việc ổn định và nhẫn nại hơn khi làm việc. Các bạn thế hệ 9x, 10x lại có sự năng động, sáng tạo hơn nhưng tâm hồn lại mong manh hơn vì thế việc bạn có thể quản lý cảm xúc càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, khi đi làm các bạn lại gặp ngay sếp nóng tính, hẳn là các bạn sẽ cảm thấy bối rối và không biết giải quyết thế nào. Làm việc cùng với cấp trên nóng tính đôi lúc bạn sẽ không thể tránh khỏi những cảm giác khó chịu, thậm chí “tủi hờn” khi vô cớ bị mắng. Nếu bạn sống trong cảm giác bực dọc hay lo lắng quá độ trong một thời gian dài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và sức khoẻ của bản thân mình.

Bạn biết không, có rất nhiều cách để bạn vượt qua “cảm giác bất an” với sếp nóng tính, sau đây Nhi sẽ chia sẻ để cho bạn thêm các góc nhìn và có thể áp dụng để vượt qua nỗi sợ sếp nóng tính nhé!

quan ly cam xuc
Bạn hãy đón nhận sự thật là thế giới này nó như thế, sự thật là ông sếp mình như thế.
MỘT – ĐÓN NHẬN SỰ THẬT “TRÊN THẾ GIỚI NÀY CÓ MỘT VỊ SẾP KHÓ TÍNH

Đón nhận không có nghĩa là chấp nhận, nếu bạn chấp nhận nhất định sẽ có sự miễn cưỡng trong đó. Đón nhận giúp bạn mang thế thượng phong, chủ động làm chủ mọi thứ.

Vì thế, khi bạn hãy đón nhận sự thật là thế giới này nó như thế, sự thật là ông sếp mình như thế. Đón nhận sự thật hiển nhiên là bất cứ ai xung quanh mình cũng đều có vấn đề và họ có thể vì lý do nào đó mà nổi nóng bất cứ lúc nào. Đón nhận rằng sự thật là bản thân cũng bị xuống tinh thần, mất động lực, tủi thân khi sếp nổi nóng.

HAI – TỪ ĐÓN NHẬN HÃY THAY ĐỔI

Nhận trách nhiệm rằng cảm xúc của sếp là chuyện của sếp, còn bản thân nhận trách nhiệm mình phải tự quản lý cảm xúc của mình. Bạn sợ hãi hay là lắng chính là vấn đề của bạn chứ không phải của ai khác. Nếu mình không biết cách quản lý cảm xúc của chính bản thân, đôi lúc không phải chỉ có sếp này mà lúc khác sẽ là sếp khác thì bạn cũng bị rơi vào tình huống khiến cho bạn bị tổn thương. Chậm lại và hít thở hoặc bạn có thể tham khảo các video của Nhi tại kênh youtube Health coach & Master yoga Trần Khoa Việt Nhi

Sau đó, khi bạn đã ổn hơn. Hãy tự hỏi mình có thể làm gì để giúp người kia tốt hơn hay không? Nói chuyện nhẹ nhàng? Người kia tiến tới thì mình lùi một bước để sự nóng giận không bị đẩy lên cao trào? Góp ý qua email? Chia sẻ với sếp cấp trên? Bày tỏ sự lo lắng khi gặp tình huống như vậy và hệ quả của nó đến công việc chung?

Tóm lại, sau khi bạn cân nhắc tình huống lợi – hại trong dài hạn, hãy thực hành thử cho tình huống sau và quan sát kết quả. Nếu như bạn thực sự khó thay đổi bản thân hoặc không thể thay đổi sếp hãy ra quyết định phù hợp để tìm kiếm môi trường phù hợp hơn và không cần phải áy náy hay tự trách bản thân mình.

Các bạn quan tâm đến việc làm chủ cảm xúc của mình – đặc biệt là người đi làm, mời các bạn tham gia Workshop “Quản lý & Chuyển hóa Cảm xúc”.

Mọi thắc mắc bạn có thể gọi vào hotline: 0919 789 717 hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ bạn nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *