Xem phần 1 – Dấu hiệu 1, Dấu hiệu 2 và Dấu hiệu 3 tại đây
4 – NÓI VỀ THẾ GIỚI RẤT RÀNH MẠCH NHƯNG KHÔNG BIẾT GÌ VỀ CHÍNH MÌNH
Dấu hiệu tiếp theo cho thấy bạn bị mất kết nối với trực giác chính là, dù bạn có thể nói vanh vách những điều mà người khác muốn, bạn nắm bắt rất nhiều trends, bạn hiểu rất rõ các lý thuyết và kiến thức chuyên môn, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” nhưng lại không thể mô tả được về bản thân mình một cách sâu sắc và trọn vẹn.
Ví dụ: Bạn có thể thuộc rất nhiều lời kinh giảng dạy của các Sư, các Thầy, các Cha,… Bạn có thể đọc qua nhiều sách.. Bạn không ngại ngần đưa ra các bình luận về sự kiện này, sự kiện kia đang diễn ra.. Bạn phấn đấu trong công việc rất nhiều bởi vì bạn biết đó là điều mà cha mẹ muốn… Nhưng bạn lại không chiêm nghiệm được đâu mới là những điều phù hợp với mình, đâu mới là điều bạn thật sự muốn.
5 – LUÔN CẦN SỰ GHI NHẬN VÀ KHEN NGỢI TỪ MỌI NGƯỜI
Nếu bạn là người kết nối được thế giới bên trong với thế giới bên ngoài thì, dĩ nhiên bạn sẽ vẫn yêu thích sự ghi nhận và khen ngợi từ người khác, nhưng đồng thời bạn cũng tự ghi nhận được những gì mình có. Trong trường hợp bạn thấy mình quá cần sự ghi nhận, đồng ý lẫn khen ngợi từ bên ngoài thì đó là lúc bạn đang mất kết nối với căn tính (identity) của mình.
Khao khát cần sự công nhận từ bên ngoài (dù là ai đi nữa) cũng sẽ khiến bạn điều chỉnh hành động, suy nghĩ của mình cho khớp với kỳ vọng và mong muốn của họ. Bạn sẵn sàng từ chối lắng nghe tiếng nói của trực giác bên trong mình. Điều đó sẽ khiến cho bạn rất mệt mỏi. Nếu kéo dài, bạn có thể trầm cảm.
6 – KHÔNG CHO PHÉP MÌNH NGHỈ NGƠI
Trực giác không phải là loại logic thông thường cần bạn phải liên tục hoạt động trí não để sử dụng. Thật ra, bạn càng suy nghĩ nhiều, đầu óc càng bận bịu thì càng khó kết nối với trực giác. Sự nghỉ ngơi sâu, sự tĩnh lặng và tách mình ra khỏi những vòng quay bộn bề cuộc sống hàng ngày là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng kết nối này.
Nếu bạn luôn ép mình phải hoạt động, ép mình phải làm việc… Nếu bạn không thể nào không làm gì cả mà lúc nào cũng phải có một cái gì đó để nghĩ, có cái gì đó để xem, hoặc phải có ai đó để nói chuyện… Thì bạn đang tự làm mất đi môi trường nuôi dưỡng kết nối với trực giác.
7 – KHÔNG THỂ LẮNG NGHE
Ở một cấp độ nào đó thì nghe là hướng vào bên trong còn nói là hướng ra bên ngoài. Không thích nghe mà chỉ thích nói, hoặc dù bạn đang nghe nhưng bạn không thật sự lắng nghe (lắng đủ để nghe) thì cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mất kết nối với bên trong của mình.
8 – NHIỀU LO ÂU & ÁM ẢNH
Những dẫn dắt và suy nghĩ xuất phát từ trực giác khác với xuất phát từ lo lắng ở 2 điểm quan trọng nhất đó là:
- Suy nghĩ từ trực giác luôn rõ ràng, đơn giản và nhất quán. Các cảm xúc gắn liền với những suy nghĩ này thường dễ chịu, mang hơi hướng tích cực.
Ví dụ: trực giác không nên đầu tư tiền vào bitcoin, trực giác không nên mở doanh nghiệp A vào lúc này, trực giác nên đổi nghề vì công việc này không phù hợp với mình,…
- Suy nghĩ từ lo lắng và ám ảnh thì ngược lại, luôn đi kèm với rất nhiều câu hỏi mâu thuẫn. Cảm xúc thường rơi vào lo lắng, hỗn loạn, khó chịu, bứt rứt.
Ví dụ: lo lắng mình sẽ thất bại nên không dám mở doanh nghiệp A, lo lắng sẽ bế tắc nếu đổi nghề, ám ảnh về đàn ông ngoại tình nên không dám yêu,..
Mức độ nghiêm trọng của các lo lắng và ám ảnh càng tăng thì sự mất kết nối với trực giác càng giảm bạn nhé.
Health coach & Master therapy yoga Trần Khoa Việt Nhi
Xem phần 1 – Dấu hiệu 1, Dấu hiệu 2 và Dấu hiệu 3 tại đây
Vòng tròn thực hành cân bằng Trục Thân – Tâm – Trí – Trực giác: Đăng ký tham gia tại đây